0%

Series Giải Mã Chart: SMA vs EMA – Nền Tảng của Giao Dịch Theo Xu Hướng

14 kwi 2025 Czas czytania: 6 min
Obraz baneru artykułu informacyjnego

Dù bạn chỉ mới bắt đầu với phân tích kỹ thuật hay là một trader lão luyện đang mài lợi thế cạnh tranh, hiểu đường trung bình động là một kỹ năng nền tảng có thể nâng cấp các quyết định giao dịch của bạn.

Hãy bắt đầu với những điều cơ bản: SMA vs EMA.

Đường Trung Bình Động là Gì?

Chart giá có thể rối như tơ vò. Mỗi giây, giá nhảy nhót lên xuống, tạo ra một cơn lốc dữ liệu có thể nuốt chửng ngay cả những trader dày dạn kinh nghiệm.

Đường trung bình động giúp bạn lùi lại khỏi sự hỗn loạn và bắt được xu hướng thực.

Chúng làm mượt dữ liệu giá trong một khoảng thời gian cụ thể, giúp bạn dễ dàng xác định xem thị trường đang có xu hướng tăng, giảm hay chỉ đơn giản là đi ngang.

Về bản chất, đường trung bình động được dùng để:

  • Xác định hướng đi của thị trường

  • Highlight các vùng vào/ra lệnh tiềm năng

  • Xác nhận tín hiệu từ các chỉ báo khác

  • Tránh giao dịch theo cảm xúc dựa trên biến động ngắn hạn

Có hai loại đường trung bình động chính mà bạn sẽ thấy trên bất kỳ nền tảng giao dịch nào: Đường Trung Bình Động Giản Đơn (SMA)Đường Trung Bình Động Luỹ Thừa (EMA).

Hãy cùng mổ xẻ chúng.

Đường Trung Bình Động Giản Đơn (SMA): Ống Kính Bình Tĩnh, Dài Hạn

Trên Bitfinex, nó hiện lên là: Đường Trung Bình Động (MA)

SMA lấy giá đóng cửa trong một số giai đoạn nhất định (ví dụ: 10, 50 hoặc 200), cộng chúng lại và chia cho số đó. Mọi mức giá đều có trọng lượng như nhau. SMA không phản ứng với mọi rung lắc, chỉ cho bạn hướng đi trung bình theo thời gian.

Ví dụ: SMA 50 ngày cộng dồn giá đóng cửa của 50 ngày qua và chia cho 50.

Các Trường Hợp Phổ Biến Được Sử Dụng:

  • Swing trader thường dùng SMA 50 ngày và 200 ngày để đánh giá động lượng dài hạn.

  • Trend follower theo dõi giá cắt lên hoặc xuống SMA để báo hiệu khả năng đảo chiều.

Ưu điểm:

  • Mượt mà và ổn định

  • Tuyệt vời để lọc bỏ nhiễu ngắn hạn

  • Xác nhận xu hướng dài hạn mạnh mẽ

Nhược điểm:

  • Phản ứng chậm với các thay đổi giá đột ngột

  • Có thể bỏ lỡ các tín hiệu sớm trong các thị trường biến động nhanh

Đường Trung Bình Động Luỹ Thừa (EMA): Thần Theo Dõi Xu Hướng Nhanh Nhạy

Đường Trung Bình Động Luỹ Thừa cũng tính giá trung bình, nhưng nó ưu ái giá gần đây hơn, khiến nó nhạy hơn với các biến động thị trường hiện tại.

Ví dụ: EMA 20 ngày vẫn bao gồm giá của 20 ngày qua, nhưng dữ liệu hôm nay ảnh hưởng đến nó nhiều hơn dữ liệu từ hai tuần trước.

EMA được dân day trader và scalper ưa chuộng, những người cần phản ứng nhanh với sự thay đổi động lượng.

Các Trường Hợp Sử Dụng Phổ Biến:

  • Trader ngắn hạn dựa vào EMA 9 ngày, 12 ngày hoặc 20 ngày để bắt các xu hướng di chuyển nhanh.

  • EMA thường được dùng trong các chiến lược giao cắt, trong đó EMA ngắn hạn cắt EMA dài hạn có thể báo hiệu tín hiệu vào hoặc ra lệnh.

Ưu điểm:

  • Phản ứng nhanh hơn với hành động giá gần đây

  • Hữu ích để phát hiện sớm các đảo chiều xu hướng

  • Được ưa chuộng trong môi trường giao dịch nhịp độ nhanh

Nhược điểm:

  • Có thể tạo ra nhiều tín hiệu sai hơn trong các thị trường chập chờn

  • Có thể quá phản ứng trong các thị trường đi ngang

SMA vs EMA – Nên Dùng Cái Nào?

Không có câu trả lời một kích thước vừa vặn tất cả. Lựa chọn tốt nhất phụ thuộc vào phong cách giao dịch, khung thời gian và mục tiêu của bạn.

Hầu hết các trader có kinh nghiệm đều dùng cả hai. Ví dụ:

  • Xác nhận xu hướng với SMA 200 ngày

  • Tín hiệu vào lệnh với EMA 20 ngày

Hãy Thử: Áp Dụng Trên Chart Bitfinex Của Bạn

Muốn đưa nó vào thực tế ngay bây giờ?

  1. Đăng nhập vào Bitfinex

  2. Chọn một Chart (ví dụ: BTC/USD)

  3. Từ tab Chỉ báo, thêm:

  • SMA 50 ngày

  • EMA 20 ngày

  1. Xem cách chúng ứng xử trong các xu hướng và giao cắt.

Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các mô hình:

  • EMA 20 < MA 50: Giá ngắn hạn yếu so với xu hướng dài hạn

  • Giá < MA 50: Thị trường vẫn dưới mức trung bình xu hướng dài hạn, giao dịch cẩn thận

  • Giá hơi < EMA 20: Đang cố lấy lại động lượng nhưng chưa hoàn toàn

Thực hành đơn giản này sẽ mài kỹ năng đọc Chart của bạn hơn bất kỳ lý thuyết nào.

SMA và EMA là nền tảng của vô số chiến lược giao dịch. Dù bạn đang dùng chúng như một bộ lọc xu hướng độc lập hay kết hợp chúng với các công cụ khác như MACD hoặc RSI, nắm vững các chỉ báo này mang đến cho bạn một cách giao dịch rõ ràng và bình tĩnh hơn.

Sắp tới trong series Làm Chủ Chart: Cách dùng MACD để đánh hơi sự thay đổi động lượng trước đám đông.

xEm trên Chart Bitfinex Tôi muốn nhiều chiến lược hơn

Đừng quên theo dõi cộng đồng Bitfinex Vietnam tại Telegram , Twitter & Facebook để cập nhập các bài viết, thông tin & sự kiện sớm nhất nhé!

The post Series Giải Mã Chart: SMA vs EMA – Nền Tảng của Giao Dịch Theo Xu Hướng appeared first on Bitfinex blog.

Popularne wiadomości

How to Set Up and Use Trust Wallet for Binance Smart Chain
#Bitcoin#Bitcoins#Config+2 więcej tagów

How to Set Up and Use Trust Wallet for Binance Smart Chain

Your Essential Guide To Binance Leveraged Tokens

Your Essential Guide To Binance Leveraged Tokens

How to Sell Your Bitcoin Into Cash on Binance (2021 Update)
#Subscriptions

How to Sell Your Bitcoin Into Cash on Binance (2021 Update)

What is Grid Trading? (A Crypto-Futures Guide)

What is Grid Trading? (A Crypto-Futures Guide)

Rozpocznij darmowy handel z Cryptohopperem!

Bezpłatne użytkowanie - karta kredytowa nie jest wymagana

Zaczynajmy
Cryptohopper appCryptohopper app

Informacja: Cryptohopper nie jest regulowanym podmiotem. Handel kryptowalutami za pomocą botów wiąże się z dużym ryzykiem, a wcześniejsze wyniki nie gwarantują przyszłych rezultatów. Prezentowane zyski na zrzutach ekranu produktu mają charakter ilustracyjny i mogą być zawyżone. Podejmuj handel botami tylko wtedy, gdy posiadasz odpowiednią wiedzę lub skonsultuj się z wykwalifikowanym doradcą finansowym. Cryptohopper nie ponosi odpowiedzialności za (a) jakiekolwiek straty lub szkody, całkowite lub częściowe, wynikające z transakcji z wykorzystaniem naszego oprogramowania lub (b) jakiekolwiek szkody bezpośrednie, pośrednie, specjalne, wynikowe lub przypadkowe. Pamiętaj, że treści dostępne na platformie handlu społecznościowego Cryptohopper są tworzone przez członków społeczności Cryptohopper i nie stanowią porad lub zaleceń ze strony Cryptohopper. Zyski prezentowane na Rynku nie są gwarancją przyszłych wyników. Korzystając z usług Cryptohopper, akceptujesz ryzyko związane z handlem kryptowalutami i zobowiązujesz się do niepociągania Cryptohopper do odpowiedzialności za ewentualne straty. Przed korzystaniem z naszego oprogramowania lub podjęciem jakiejkolwiek działalności handlowej, konieczne jest zapoznanie się z naszymi Warunkami świadczenia usług i oświadczenie dot. ujawniania ryzyka. Skonsultuj się z prawnikami i doradcami finansowymi, aby uzyskać porady dostosowane do Twojej sytuacji.

©2017 - 2025 Copyright by Cryptohopper™ - Wszelkie prawa zastrzeżone.